Thông tin KH-GD Trường ĐHBL

Tên bài báo Tên tác giả Tóm tắt
Thực nghiệm mô hình nuôi rắn ri voi (enhydris bocourti – gray, 1842) trong keo với các giai đoạn giống khác nhau

Lê Hoàng Vũ

Để tìm giai đoạn giống thích hợp nuôi rắn ri voi trong keo, làm cơ sở cho nuôi thương phẩm đối tượng này. đề tài “thực nghiệm mô hình nuôi rắn ri voi (enhydris bocourti – gray, 1842) trong keo với các giai đoạn giống khác nhau” được thực hiện. nghiên cứu được tiến hành với thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức (nt), được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 10 lần lặp lại như sau: nt1: bố trí 1 con 1 ngày tuổi (13,31±1,8g)/keo nhựa 2 lít; nt2: bố trí 1 con 7 ngày tuổi (21,05±2,36g)/keo nhựa 2 lít; nt3: bố trí 1 con 14 ngày tuổi (29,18±1,6g)/keo nhựa 2 lít. các chỉ tiêu theo dõi lg, dlg, wg, dwg, sr, fcr, các yếu tố môi trường được quản lý đầu vào. kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống khi nuôi rắn ri voi trong keo với các giai đoạn giống khác nhau đạt 100%; tăng trọng và tăng trưởng chiều dài của rắn ở nghiệm thức 7 ngày tuổi (21,05±2,36g) là cao nhất lần lượt là 35,89±11,08 (g/con) và 7,7±1,57 (cm/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại (p<0,05); hệ số thức ăn thấp nhất ở nghiệm thức 7 ngày tuổi (21,05±2,36g) là (4,61) nhưng khác biệt không ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại (p>0,05).
Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cua biển (scylla paramamosain) từ cua 01 đến cua 15 ngày ương

Lâm Tâm Nguyên

Nghiên cứu được thực hiện với 5 nghiệm thức, ở các độ mặn: 3‰, 6‰, 9‰, 12‰ và 15‰ nhằm xác định ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cua giống giai đoạn từ cua 1(cw= 2,81 ± 0,01mm) đến cua 15 ngày tuổi. cua được ương trong bể 1m3 định kỳ 2 ngày thay nước 30%, thức ăn viên cho cua ăn ngày 4 lần trên ngày. cua được kiểm tra thường xuyên hàng ngày nhằm xác định thời điểm lột xác và thời gian hoàn thành mỗi giai đoạn. sau khi cua kết thúc quá trình lột xác ở mỗi giai đoạn, tiến hành cân khối lượng và đo chiều rộng mai để xác định chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ sống được tính khi kết thúc thí nghiệm. kết quả thu được tỷ lệ sống của cua giống từ cua 1 đến 15 ngày tuổi ở các độ mặn 3‰, 6‰, 9‰, 12‰, 15‰ lần lượt là: 46,13 ± 1,40; 43,53 ± 7,03; 44,50 ± 5,55; 38,90 ± 2,25; 54,23 ± 1,79 %. thời điểm lột xác và thời gian hoàn mỗi giai đoạn: nghiệm thức 3‰ dài hơn các độ mặn ương khác và ngắn nhất ở nghiệm thức. tốc độ tăng trưởng lớn nhất ở nghiệm thức 15‰ (wg = 0,129±0,004 g; dwg = 0,0086±0,0003 g/ngày và cwg = 6,312±0,028 mm; dcwg = 0,4208±0,002 mm/ngày) và nhỏ nhất ở nghiệm thức 3‰ (wg = 0,097±0,002 g; dwg = 0,0065±0,0001 g/ngày và cwg = 5,857±0,044 mm; dcwg = 0,3905±0,003 mm/ngày).
Nghiên cứu một số loại thức ăn ảnh hưởng lên tắng trưởng và tỷ lệ sống của cá chình bông (anguilla marmorata) giai đoạn giống

Trần Thị Bé; Đoàn Vũ Phong

Nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sử dụng thức ăn công nghiệp trong ương nuôi cá chình bông (anguilla marmorata) giai đoạn giống cỡ 10 – 12 g/con. thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức trong đó nghiệm thức 1 cá được cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn tươi sống là cá tạp (cá phi), nghiệm thức 2 cá được cho ăn 50% cá tạp + 50% thức ăn công nghiệp và thí nghiệm 3 cá được cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp (tacn). mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và thời gian thí nghiệm được tiến hành trong 3 tháng. kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống của cá sau thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức thức ăn (p>0,05), dao động từ 78,9 đến 82,2%. ngược lại, tăng trưởng của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức thức ăn công nghiệp, tốc độ tăng trưởng ngày (dwg) đạt 0,15g/ngày, tốc độ tăng trưởng tương đối đạt 0,85 %/ngày và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với 2 nghiệm thức còn lại. tốc độ tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng tương đối của cá ở nghiệm thức cho ăn cá tạp là thấp nhất lần lượt là 0,07 g/ngày; 0,47 %/ngày và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức cho ăn cá tạp + tacn. từ kết quả thí nghiệm cho thấy có thể sử dụng thức ăn công nghiệp trong ương cá chình giai đoạn 10 – 12g cho cá đạt tăng trưởng tốt nhất
Đánh giá khả năng tăng trưởng, năng suất và chất lượng rau cải mầm (raphamus sativus l.) được trồng trên các loại giá thể khác nhau

Nguyễn Thị Kiều

Đề tài thực hiện nhằm tìm loại giá thể thích hợp trồng rau cải mầm cho năng suất, chất lượng cao và an toàn thực phẩm. thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức: (1) giá thể mụn xơ dừa địa phương (đối chứng); (2) giá thể cát xây dựng; (3) giá thể tro trấu chưa qua xử lý; (4) giá thể mụn xơ dừa dasa (cty. đất sạch); (5) giá thể mụn cưa với tỉ lệ 2:2:4 (cây dừa; cây bàng; cây sầu riêng); (6) giá thể giấy thấm (giấy vệ sinh an an). kết quả cho thấy trên giá thể xơ dừa địa phương, xơ dừa dasa và mụn cưa rau cải mầm có khả năng tăng trưởng mạnh, cho năng suất và chất lượng cao. rau cải mầm có triệu chứng bị nhiễm mặn  khi trồng trên giá thể tro trấu. vi sinh vật tồn tại với mật độ cao và gây thiệt hại gần 50% diện tích rau cải mầm khi trồng trên giá thể cát. rễ rau cải mầm phát triển kém trên giá thể ít tơi xốp là cát và giấy thấm. giá thể thích hợp nhất để trồng rau cải mầm là mụn xơ dừa dasa, có thể sử dụng giá thể mụn cưa hay mụn xơ dừa địa phương nhưng phải diệt vi sinh vật
Tình hình gây hại của nhện gié steneotarsonemus spinki smiley trên lúa hè thu năm 2013 tại huyện vĩnh lợi, tỉnh bạc liêu

Đặng Nguyệt Quế; Phạm Thị Thắm

Đề tài khảo sát “tình hình gây hại của nhện gié steneotarsonemus spinki smiley trên lúa hè thu năm 2013 tại huyện vĩnh lợi, tỉnh bạc liêu” được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn 80 nông hộ trồng lúa tại huyện vĩnh lợi tỉnh bạc liêu và khảo sát diễn biến mật số, tỷ lệ hại và chỉ số hại của nhện gié trên 4 giống lúa om 6976, om 4218, om 576, ir 50404 tại địa bàn huyện trong suốt vụ lúa hè thu 2013. phương pháp điều tra khảo sát được thực hiện theo tiêu chuẩn ngành 10tcn 982 – 2006 (bộ nn&ptnt) và qcvn01-38:2010/bnnptnt ngày 12/10/2010 (bộ nn&ptnt). kết quả điều tra cho thấy có 85,0% nông hộ có ruộng lúa bị nhện gié gây hại, trong đó có đến 57,4% nông hộ không nhận biết được nhện gié. hầu hết nông hộ chỉ nhận biết ruộng bị nhện gié gây hại khi cây lúa đến giai đoạn trổ và chín sữa, là giai đoạn mà mật số nhện đã tăng khá cao. đa số nông hộ đều chưa biết cách áp dụng biện pháp quản lý nhện gié hiệu quả. kết quả khảo sát ngoài đồng ruộng theo từng giai đoạn sinh trưởng cây lúa cho thấy cả 4 giống lúa đều có nhện gié xuất hiện gây hại, trong đó giống om 4218 có tỉ lệ hại, chỉ số hại và mật số nhện cao nhất, giống om 576 có tỉ lệ hại, chỉ số hại và mật số nhện thấp nhất ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. giai đoạn đầu, mật độ nhện gié tăng dần theo các giai đoạn sinh trưởng, đạt đỉnh cao vào giai đoạn trổ – chín sữa, sau đó giảm dần; còn tỷ lệ hại và chỉ số hại tăng dần cho đến khi thu hoạch