Thông tin KH-GD Trường ĐHBL

Tên bài báo Tên tác giả Tóm tắt
Tìm hiểu câu ghép đặc biệt trong tiếng Việt Võ Văn Thanh Câu ghép đặc biệt là một kiểu loại trong hệ thống câu ghép tiếng Việt. Kiểu cấu tạo của câu ghép đặc biệt là một vấn đề chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên biệt. Bài viết bước đầu tìm hiểu kiểu loại câu ghép đặc biệt trong mối quan hệ đối lập với kiểu loại câu đơn đặc biệt và với kiểu loại câu ghép bình thường để đưa ra một định nghĩa về câu ghép đặc biệt. Đồng thời tìm hiểu đặc điểm của câu ghép đặc biệt qua việc khảo sát các thành phần cấu trúc, mối quan hệ giữa các thành phần cấu trúc từ đó có thể phân loại và khái quát hoá thành các kiểu mô hình cấu trúc của kiểu loại câu ghép này.
Phân biệt các kiểu từ có hình thức láy trong tiếng Việt

 

Võ Văn Thanh

Vấn đề cấu tạo từ trong tiếng Việt hiện nay, đặc biệt là đối với các kiểu từ có hình thức láy, đang còn là vấn đề phức tạp. Để góp phần giải quyết vấn đề khó khăn này, chúng tôi hệ thống lại một cách khái quát các kiểu từ trong tiếng Việt có hình thức láy và tạm thời đưa ra các tiêu chí để phân biệt các kiểu từ có hình thức láy nói trên.
So sánh đối chiếu cấu trúc nghi vấn giũa tiếng Anh với tiếng Việt và một số gợi ý giảng dạy

Nguyễn Ái Hoàng Châu

Nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu thông qua miêu tả và so sánh. Phương pháp thống kê cũng được sử dụng trong quá trình khảo sát lỗi của học viên tại Trung tâm Ngoại ngữ Trường Đại học Bạc Liêu. Những lỗi mà các học viên môn tiếng Anh người Việt có thể mắc phải có thể phân thành hai loại: (1) Lỗi sử dụng cấu trúc tiếng Việt để thành lập câu nghi vấn tương đương trong tiếng Anh và (2) Lỗi dùng sai cấu trúc tiếng Anh trong hình thức nghi vấn. Dựa vào sự phân loại này, chúng tôi có những đề nghị về giảng dạy như sau:

(1) Khi giáo viên giảng dạy bất kỳ một loại nghi vấn nào đó của tiếng Anh, giáo viên cũng cần phải đưa ra hình thức tương đương của nó trong tiếng Việt. (2) Giáo viên nên giúp học viên nhận biết được sự khác biệt về mặt cấu trúc giữa các hình thức nghi vấn tiếng Anh và tiếng Việt có thể hoặc bằng phương pháp diễn dịch hoặc bằng phương pháp qui nạp thay vì chỉ trình bày các qui luật về cấu trúc của tiếng Anh. (3) Giáo viên nên tạo các bài tập dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại ở phần cũng cố nhằm giúp cho các học viên chuyển các câu hỏi từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại ngày càng nhuần nhuyễn hơn từ đó dần hướng học viên đi đến chổ tư duy bằng tiếng Anh ở các cấp độ cao hơn sau này.

Hình ảnh sản vật địa phương trong ca dao Bạc Liêu xưa    Nguyễn Phước Hoàng Thông qua lối miêu tả trực tiếp sản vật địa phương trong ca dao Bạc Liêu xưa, người dân nơi đây luôn hào sảng thoải mái, ngợi ca những sản vật lừng danh của quê hương, đặc biệt nhân vật trữ tình nhằm còn bộc lộ tình cảm riêng tư, khát vọng hạnh phúc trước cuộc sống ấm no, dư giả của mình. Ngoài ra, những hình ảnh sản vật được miêu tả trong ca dao cho thấy người dân Bạc Liêu xưa không chỉ ca ngợi, đề cao sản vật mà còn nhằm thể hiện niềm tự hào về quê hương giàu đẹp, hiền hòa nằm cuối vùng trời Tổ quốc. Những sản vật mang đặc trưng của quê hương và cả những con người Bạc Liêu hiếu khách, hào hiệp phóng khoáng đầy nghĩa khí đã để lại trong lòng mọi người một ấn tượng sâu sắc, không bao giờ quên dù chỉ một lần đến.
Cách kết truyện của mười bốn dị bản tấm cám sưu tầm được ở Bạc Liêu

Trương Thu Trang

Do tính dị bản mà kiểu truyện Tấm Cám khi đến với Việt Nam đã bị lược bỏ, bị thêm thắt một vài chi tiết và thành ra một dị bản với cách kết truyện gây nhiều tranh cãi. Đọc quyển Văn học dân gian Bạc Liêu do Chu Xuân Diên chủ biên, chúng tôi nhận thấy cách kết truyện ở 14 dị bản truyện Tấm Cám sưu tầm được ở Bạc Liêu đã có nhiều biến đổi. Chẳng biết những biến đổi đó là do ảnh hưởng từ cuộc tranh luận nêu trên, hay do nhu cầu thẩm mĩ, đạo đức của người bình dân đã khiến họ thay đổi kết truyện, nhưng đó là những kiểu kết truyện đáng cho ta phải suy ngẫm.